|
I- SƠ
LƯỢC VỀ TIỂU SỬ
1.- Đại
Cương
Theo giấy
khai sanh, B́nh-nguyên Lộc (BNL) tên thật là Tô Văn Tuấn,
sanh ngày 7-3-1915 tại làng Tân Uyên (từ năm 1920 trở
đi thành quận lỵ của quận Tân Uyên), tổng
Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Ḥa, thuộc Đồng Bằng
sông Đồng Nai, Nam Việt.
Thật ra BNL sanh ra ít nhứt là một năm
trước ngày ghi trong giấy khai sanh, nghĩa là sanh
vào năm 1914, c̣n ngày sanh không biết có đúng là
ngày 7 tháng 3 hay không. Ông sinh
ra và lớn lên trong một ngôi nhà chỉ cách bờ sông Đồng
Nai hơn một trăm thước thôi. Chính con sông Đồng Nai nầy
đă giúp ông chất liệu để hoàn tất một
số tác phẩm như truyện ngắn “Đồng
Đội” (trong Kư Thác), hồi kư “Sông Vẫn Đợi
Chờ” (viết và đăng báo ở California),
v.v….
Từ
năm 1919-1920 ông theo học chữ nho với một
ông đồ trong làng.
Trường học chỉ là một lều tranh. Sau đó ông học trường
Tiểu học ở Tân Uyên vào những năm
1921-1927.
Năm 1928 ông ở nhà luyện Pháp văn
để thi vào Trung học (Enseignement primaire supérieur)
Pétrus Trương Vĩnh Kư ở Sàig̣n, rồi từ
1929-1933 ông theo học trung học nầy và đậu
bằng Thành Chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures) vào
năm 1933. (Trong bản thảo một bài trả lời
phỏng vấn, chẳng biết về sau có
đăng báo không, BNL viết rằng ông không có bằng
cấp chi cả. Không rơ ông
viết như vậy với dụng ư ǵ chớ thực
sự ông có bằng Thành Chung)
Rời
trường Pétrus Kư ông thi vào ngạch thơ kư hành chánh
nhưng hơn một năm sau mới được
tuyển dụng, v́ lúc đó thế giới đang ở
thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Ban đầu ông phục vụ
tại Kho Bạc Thủ Dầu Một, rồi sau
đó thuyên chuyển xuống Kho Bạc Sàig̣n, sau nầy
được cải danh là Tổng Ngân Khố. Năm 1944, BNL bịnh thần
kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ
đó về sau không trở lại với nghề công chức
nữa (thời gian 1970-1975 ông làm Hội Viên Hội Đồng
Văn Hóa Giáo Dục Việt Nam, nhưng đây không
phải là công việc của người công chức)
Tản
cư về quê năm 1945, BNL hồi cư về quận
Lái Thiêu tỉnh Thủ Dầu Một vào cuối năm
1946, ba năm sau ông xuống
Sàig̣n và cư ngụ hẳn ở đó tới năm
1985. Tháng 10 năm nầy
ông được xuất ngoại theo chương tŕnh
đoàn tụ gia đ́nh. Ông sang Mỹ định cư ở
Rancho Cordova, một city nằm trong thủ phủ Sacramento của
Tiểu bang California Hoa kỳ và từ trần ở
đó ngày 7-3-1987 v́ bịnh huyết áp cao. Ông được an táng ngày
14-3-1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn.
2.- Sinh hoạt văn nghệ
BNL
đang viết dang dở tập hồi kư “Nếu
Tôi Nhớ Kỹ” th́ qua đời. Trong tập đó có bài “Ông
Bà Bút Trà” kể lại trường hợp
nào ông bà Bút Trà gia nhập báo giới rồi kết hôn với
nhau, c̣n BNL th́ lại dấn thân vào con đường viết
văn. Số là vào khoảng
năm 1930, 1931, 1932… có một bà phú thương Việt
Nam tên Tô Thị Thân thay mặt người chồng Hoa
Kiều, tục danh là chú Xồi, để đứng
tên làm chủ 20 tiệm cầm đồ tại
Sàig̣n. V́ bị báo chí Sàig̣n
thuở ấy chỉ trích là gian thương, là phường
cho vay cắt cổ, v.v…, bà muốn ra một tờ
báo để tự binh vực nên bà t́m người phụ
trách tờ báo đó. Bà giao
công việc t́m kiếm nầy cho người thơ kư kế
toán của bà tên Tô Văn Giỏi, vốn là anh họ của
BNL. Ông Giỏi nhờ BNL
t́m kiếm người làm báo.
BNL thuở ấy chưa biết viết văn
nhưng rất ham thích văn nghệ, ông có quen biết
hai người đàn anh văn nghệ là Lê Hoằng
Mưu bút hiệu Mộng Huê Lầu và Trương Quang
Tiền, không có bút hiệu.
BNL ngỏ ư nhờ hai ông nầy giúp bà Tô Thị
Thân làm báo theo tiêu chuẩn do chính bà đề ra là “viết nhựt
tŕnh thiệt giỏi và ăn rẻ”. Hai ông từ
chối, có lẽ tự xét ḿnh không đáp ứng
được tiêu chuẩn “thiệt giỏi mà ăn rẻ” của bà Thân. Tuy từ chối nhưng ông
Trương Quang Tiền lại giới thiệu một
người bạn của ông là ông Bút Trà, lúc ấy
đang gặp khó khăn tài chánh. Ông Bút Trà tuy chưa hề làm
báo nhưng cũng nhận đảm trách tờ “Sàig̣n Họa Báo” cho bà Tô Thị
Thân. Ít lâu sau, bà Thân ly dị
ông chồng Hoa Kiều và kết hôn với ông Bút Trà. Về phần BNL, do việc
t́m kiếm người làm báo đó mà ông bắt đầu
tới lui với các văn nghệ sĩ, kư giả, v.v…
Ḷng ưa chuộng văn nghệ được
khơi động thêm lên, nó khiến ông tập viết
văn để sau nầy trở thành nhà văn thực
sự.
Trong bài “Hăm Bảy
Năm Làm Báo” cũng trích từ tập hồi kư
“Nếu Tôi Nhớ Kỹ” nói trên đây, BNL cho biết ông viết
văn, viết báo từ năm 1942 nhưng đến
năm 1946 mới làm báo. Bản
thảo bài trên đây đă thất lạc, chỉ c̣n lại
trang đầu, nhưng có thể đoán hiểu ư ông muốn
nói đến năm 1946 ông mới nhúng tay vào những
công việc có tính cách kỹ thuật để cho một
tờ báo h́nh thành được như chọn lựa,
sắp xếp, tŕnh bày bài vở, v.v…. Như đă nói ở trên, BNL bắt
đầu viết văn viết báo từ năm
1942. Lúc ấy ông cộng
tác với báo Thanh Niên của kiến trúc sư Huỳnh
Tấn Phát. Trong ban biên tập
c̣n có Xuân Diệu, Huy Cận (hiện diện trong ban biên
tập trước BNL), Mặc Đỗ, v.v… Chính BNL đă đề nghị
ban biên tập đăng bài thơ “Mă Chiếm
Sơn” của một độc giả mới
gởi tới. Độc giả
đó là Tố Hữu. Sau
đó ít lâu Tố Hữu cũng vào ban biên tập Thanh
Niên luôn. Sau 1954 Tố Hữu
xuất bản tập thơ “Từ Ấy”
trong đó có bài “Mă Chiếm Sơn” . (Các
chi tiết trên đây do BNL kể lại cho gia đ́nh
nghe).
Từ
năm 1948 BNL xuống định cư hẳn ở
Sàig̣n nhưng không trở lại nghề công chức nữa
và sinh sống bằng nghề viết báo, làm báo. Ông cộng tác với các báo Lẽ
Sống (với bút hiệu Phong Ngạn, Phóng Ngang, Phóng Dọc,
v.v…), Đời Mới, Tin Mới, v.v…
Năm
1957, 1958 ông cộng tác với các tạp chí Bách Khoa,
Văn Hóa Ngày Nay (của Nhất Linh) và làm chủ nhiệm
tuần báo Vui Sống năm 1959. Năm 1960-1963 ông phụ
trách trang văn nghệ của báo Tiếng Chuông, rồi
năm 1964-1965 làm chủ biên
nhựt báo Tin Sớm.
Từ
năm 1965-1975 ông chuyên viết feuilleton cho các nhựt
báo. Ngay từ những
năm 1951, 1952, BNL đă có viết feuilleton rồi. Phần lớn những
feuilletons đó có cốt truyện thuộc loại chuyện
phiêu lưu, dă sử, v.v… và được ông kư
dưới bút hiệu khác như Phong Ngạn, Tŕnh
Nguyên, v.v…. Đến
năm 1956 BNL mới bắt đầu viết feuilleton
có cốt truyện t́nh cảm và kư bút hiệu BNL
luôn. Những năm 1960-1975
là thời kỳ ông viết feuilleton nhiều nhứt. Trước 1975, tạp chí
VĂN ở Sàig̣n có đăng bài phỏng vấn ông do
Nguyễn Nam Anh, tức nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, thực
hiện. Đáp câu hỏi
« Ông có phải là nhà văn có tiểu thuyết
đăng nhiều ở các nhật báo không ? »,
BNL cho biết là vào năm 1957 ông viết 11 feuilletons mỗi
ngày, nhưng sau đó chính Lê Xuyên và An Khê mới là những
tác giả dẫn đầu về số lượng
feuilletons. An Khê có năm viết
tới 12 feuilletons mỗi ngày, một con số mà theo BNL
chưa ai vượt qua nổi.
Riêng theo trí nhớ của tôi th́ khoảng thời
gian BNL viết feuilleton nhiều nhứt là 1962-1969.
Từ
năm 1975-1985 ông nằm nhà, không tham gia các sinh hoạt xă
hội và văn nghệ với lư do bị bịnh kiệt
sức và huyết áp cao.
Ông định
cư ở Mỹ từ tháng 10 năm 1985, bịnh đỡ
nhiều nhưng chưa b́nh phục hẳn. Tuy nhiên, ông đă viết lách trở
lại và đăng báo nhiều bài viết thuộc các
thể loại truyện ngắn, hồi kư, tiểu thuyết,
“t́m biết”, “về nguồn”, ngôn ngữ
học, dân tộc học, v.v…. Một số tiểu thuyết
của ông đang được viết và đăng
báo dở dang th́ ông qua đời ngày 7-3-1987. Những bản thảo
chưa đăng báo c̣n được gia đ́nh ông
lưu giữ nhưng phần lớn đă thất lạc.
3.- Sinh hoạt gia đ́nh và
xă hội
a.- BNL mắc bịnh thần kinh
năm 1944, năm sau mới khỏi bịnh. Nhưng từ năm 1950 đến
năm 1964 ông trở nên cực kỳ khó tính, thường
xuyên gây căng thẳng trong gia đ́nh. Chẳng rơ đây có phải là
một dạng thái bịnh tâm thần loại nhẹ biến
chứng từ bịnh thần kinh năm 1944 không. Chỉ biết là BNL cứ
đinh ninh bản thân ông không thể mắc bịnh tâm
thần, chỉ có vợ, con, cháu và bạn bè ông mới
có thể mắc bịnh nầy mà thôi (thực ra, ông quả
có hai người cháu và vài bạn làng văn mắc bịnh
tâm thần). Do đó ông
ưa hỏi thăm về bịnh tâm thần để
cứu chữa cho… thân nhân và thân hữu! Cũng v́ quan tâm tới bịnh
tâm thần – mà ông nghĩ là của người khác
chớ không bao giờ là của ông cả - BNL đă cùng
người trưởng nam là bác sĩ Tô Dương Hiệp,
giám đốc Bịnh Viện Tâm Thần Biên Ḥa, soạn
thảo một công tŕnh biên khảo lấy tựa là “Khinh
Tâm Bịnh Và Sáng Tác Văn Nghệ”. H́nh như một vài bài trong tập
biên khảo nầy đă được đăng tải
trên đặc san của Bịnh Viện Tâm Thần Biên
Ḥa cùng với nhiều tranh vẽ và văn thơ của
các văn nghệ sĩ mắc bịnh tâm thần
đang nằm điều trị tại bịnh viện
nói trên (như Bùi Giáng, Nguiễn Ngu Í, v.v…). Tác phẩm “Khinh Tâm Bịnh
Và Sáng Tác Văn Nghệ” không biết đă hoàn tất
chưa – nhưng chắc chắn là chưa xuất
bản – th́ BS Tô Dương Hiệp từ trần
và bản thảo đă thất lạc.
CHÚ-THÍCH: BBT nhận được ngày 06.10.
2011 một đoạn văn bổ túc vào tiểu sử
BNL do ông Tô Vĩnh Phúc, thứ nam của nhà văn, đại
diện gia đ́nh gởi đến. Để rộng đường
dư luận chúng tôi xin ghi lại sau đây nguyên văn
thư của ông Tô Vĩnh Phúc:
|
Theo lời những người
con sau và các cháu của nhà văn B́nh-nguyên Lộc, ông
chưa bao giờ được chuẩn bệnh tâm
thần hay bệnh điên cả. B́nh-nguyên Lộc rất
tỉnh táo và sáng suốt, tuy ông có sức khỏe kém.Những
tác phẩm có đề tài về bệnh tâm thần đều
được sáng tác vào những năm người
con trai trưởng của ông, bác sĩ Tô Dương
Hiệp, học và thực hành trong ngành nầy. BNL ưa
thích lưu tâm đến tâm t́nh và t́nh cảm của
con người, dưới tất cả mọi h́nh thức
và trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế
giới người điên là một cơi
đời đặc biệt đối với ông. Sự
nghiệp của người con của ông đă
tạo nguồn cảm hứng và cho ông cơ hội
khai thác những dữ kiện về bệnh tâm thần để
sáng tác.
Sau khi bác sĩ Tô Dương
Hiệp qua đời, trong sự đau
buồn, BNL không viết đến đề tài bệnh
tâm thần nữa.
|
|
b.- Khi c̣n ở Việt Nam, BNL
thường giao du thân mật với Nguyễn Ang Ca, An Khê,
Hà Liên Tử.
xem tiếp VĂN NGHIỆP
|
|